Lê Anh Tông Thảo_luận_Thành_viên:Trungda

Không biết khi vua Lê Anh Tông nghe lời 2 người khuyên lánh đi Nghệ An, ông ấy còn nhớ tới bài học Lê Chiêu Tông bỏ ngõ kinh sư để rồi Mạc Đăng Dung lập hoàng đệ Xuân (và từ đó khống chế triều đình) không nhỉ?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 09:53, ngày 6 tháng 7 năm 2017 (UTC)

Nếu lúc đó Anh Tông mà đầu hàng Mạc thì tất yếu là Trịnh sẽ có đủ lý + cớ mà lật đổ nhà Lê và --> Nhà Trịnh!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:57, ngày 9 tháng 7 năm 2017 (UTC)

Trong việc chấp nhận quan hệ cộng sinh với nhà Lê để giữ quyền bính, Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng có lẽ đã chấp nhận 1 mạo hiểm, đó là họ Trịnh sẽ không bao giờ có cơ hội lên ngôi Hoàng đế. Thứ nhất, là nếu quan hệ Lê-Trịnh tốt đẹp, đưa đất nước đi lên, thì các thành quả của Trịnh mặc nhiên sẽ được thừa nhận là thành quả của Lê (mà nếu muốn giành ngôi Hoàng đế thì Trịnh phải chứng tỏ uy tín của mình hơn Lê). Thứ hai, là nếu quan hệ Lê-Trịnh xấu đi, kinh tế suy sụp, thì các phong trào nổi dậy sẽ chĩa mũi giáo trực tiếp vào Trịnh, mà phong trào "phù Lê diệt Trịnh" là điển hình. Dường như điều này chứng minh cho việc Toàn thư khen những Lê Thế Tông, Lê Thần Tông,... là vua giỏi và chê những Lê Anh Tông, Lê Kính Tông là vua dại; và điều này cũng khiến vị vua yểu mạng Lê Trung Tông được làm Vũ Đế của nhà Lê.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:44, ngày 10 tháng 7 năm 2017 (UTC)

Một cách tốt để hạn chế nạn quyền thần, đó là trao người tôn thất làm những chức lớn, truyền thống này đã có từ thời Lưu Bang phong các con làm vưa chư hầu cho đến khi công ty gia đình trị ngày nay. Em cũng thắc mắc vì sao nhà Lê không lập một đội ngũ tướng lĩnh tôn thất tài ba, vốn đã rất thành công ở thời Lý, Trần và kể cả thời Hồ với Tả tướng quốc Trừng. Trước 3 vua thời suy vong, loạn lạc mà anh nêu, thật ra trước đó các công thần đã có thể phế, giết Lê Nghi Dân và tôn lập Lê Thánh Tông, chủ cho biết là triều đình Lê phụ thuộc vào công/quyền thần cỡ nào.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 08:06, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)

Em cũng thấy trong 27 nhà Lê, chỉ có 7 vua là giỏi (trong đó Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông văn võ toàn tài; Nhân Tông, Hiến Tông, Túc Tông thì giỏi giữ ổn định; Tương Dực có nhiều "phốt" nhất). Mà xét kỹ từng thế hệ, Thái Tổ, Thái Tông chưa lập được 1 thế hệ tôn thất-tướng lĩnh giỏi, vì cả 2 vua này đều chết khi các con mình hoặc là còn nhỏ, hai là đã bị phế. Đến Thánh Tông thì hình như ông thấy mình "đủ dữ" để giới võ tướng phải sợ rồi (bằng những cách mà anh đã nêu), nên muốn định hướng các con theo hướng văn trị hơn là võ công, mà Hiến Tông chọn Túc Tông Thuần nối ngôi cũng vì phẩm chất văn trị của Thuần. Điều này cũng khó hiểu, vì Thánh Tông "đa nghi" với công thần nhưng lại ko "nâng sức đề kháng" của các tôn thất của mình. Đáng tiếc vì họ Lê có 1 số nhân vật có tố chất cầm quân, trị nước rất giỏi (như Thái Tông vị thành niên đã ức chế quyền thần, đánh dẹp Di địch; Tương Dực 14 tuổi biết đánh đổ bạo chúa...) mà lại ko được phát huy. p/s Nếu lời tố của Mạc với Minh là đúng, thì hình như Anh Tông mới là vua đầu tiên của Lê trung hưng!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 08:40, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận_Thành_viên:Trungda http://www.mtat.macdinhchi71.com/suutam/truyen/dai... http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://www.bienphong.com.vn/dan-lang-yen-so-chong-... http://mobile.coviet.vn/detail.aspx?key=%C4%91%E1%... http://mobile.coviet.vn/detail.aspx?key=M%E1%BB%B9... http://www.dbnd.hochiminhcity.gov.vn/c/document_li... http://soha.vn/quoc-te/de-che-bi-khinh-re-cua-tan-... http://vanhien.vn/news/Nha-Mac-voi-3-thoi-ky-lich-... https://baike.baidu.com/item/%E9%AB%98%E5%B9%B3%E8... https://book.douban.com/subject/20505129/